Bò biển, một loài trong truyền thuyết được biết đến như nàng tiên cá. Do nó có hình dạng và tập tính khá độc đáo nên bộ phận cư dân thời xa xưa đã ví loài vật này như những con người sống trong biển.
Truyền thuyết này đã tồn tại từ bao đời nay nhằm tôn vinh giá trị tín ngưỡng và hình ảnh của loài thú này đối với đời sống tinh thần của con người.
Đảo Phú Quốc, nơi được mệnh danh là đảo ngọc, thiên đường của các loài sinh vật biển và cũng là nơi sinh sống của bò biển. Từ đây, chúng tôi đã đi tìm truyền thuyết về nàng tiên cá giữa đại dương.
Truyền thuyết đại dương ở Phú Quốc : những nàng tiên cá.
Đảo ngọc Phú Quốc là nơi có nhiều loài sinh vật biển cùng hơn 100 loài san hô thuộc cả hai nhóm cứng và mềm. Nơi đây cũng có diện tích thảm cỏ biển lớn nhất cả nước, gần 12 nghìn ha. Loại thực vật này là nơi ẩn náu, cư trú của nhiều loài thủy sản có giá trị sinh học và kinh tế như: cá ngựa, ghẹ…
Đặc biệt, ở Phú Quốc còn có sự hiện diện của loài động vật quý hiếm Dugong, hay còn có tên gọi: Nàng tiên cá, bò biển. Đây là loài đã được các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam đưa vào Sách đỏ và bảo vệ nghiêm ngặt.
Truyền thuyết đại dương ở Phú Quốc : những nàng tiên cá.
Nghề bắt bò biển từng là nghề truyền thống của làng chài Hàm Ninh, một làng chài cổ thuộc thị xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, với nghề chính là giăng lưới, bắt ngọc trai, hải sâm… nhưng giờ bò biển không về nữa, nghề này cũng biến mất theo. Giờ chỉ còn những ngư dân già trong làng là còn biết đến nghề này.”
hàng năm, loài Dugong vẫn về đảo Phú Quốc do biển Phú Quốc nối liền với biển Campuchia hiện còn rất phong phú thảm cỏ biển. khoảng từ tháng 9-11 hàng năm, Dugong thường di cư về vùng biển Phú Quốc này để ăn cỏ biển. Số lượng Dugong về Phú Quốc thường xuyên khoảng 80 con.
Truyền thuyết đại dương ở Phú Quốc : những nàng tiên cá.
Loài Dugong được cho là thần dược có thể trị rất nhiều bệnh nên tất cả bộ phận của Dugong từ xương, răng, da, thịt… đều có giá cao và được người dân lùng mua. Khoảng thời gian này, rất nhiều Dugong bị bắt. Có những chuyến đi biển, một tàu bắt được cả mấy chục con lớn, bé. Sau này, khi được tuyên truyền vận động về việc Nhà nước cấm đánh bắt loài sinh vật biển quý hiếm, người dân không tìm bắt Dugong và những loài cá lớn nữa. Nghề lưới quàng từ đó cũng mai một dần.
Theo Điều 11, Mục 1, Chương 2 – Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, những hành vi khai thác, mua bán, thu gom, sơ chế, chế biến rùa biển, Dugong sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng.
Truyền thuyết đại dương ở Phú Quốc : những nàng tiên cá.
Dugong ở Phú Quốc vẫn bị bắt do chúng vô tình mắc vào lưới ngư dân. Họ đem xẻ thịt và tích trữ đông lạnh rồi tìm cách tẩu tán dần qua nhiều nguồn, nhưng phần lớn là vào nhà hàng hoặc chuyển ra khỏi Phú Quốc, đến các đô thị lớn. Như vậy, có cầu ắt có cung. Khi có khách hàng tìm đến thì chắc chắn đường dây buôn bán các sản phẩm từ bò biển sẽ tiếp cận.